Lich Thi Dau

Nếu ai không nhìn kĩ thì cứ đinh ninh rằng đ&oa xếp hạng bóng đá

【xếp hạng bóng đá】Về xứ Định cùng tôi

Nếu ai không nhìn kĩ thì cứ đinh ninh rằng đó là những phiến đá nhân tạo. Nhưng ông bà kể lại rằng,ềxứĐịnhcùngtôxếp hạng bóng đá từ thời Pháp thuộc, Đá Ba Chồng đã có và qua bao đời nay nó vẫn như vậy. Từ trên dãy Ba Chồng nhìn qua bên trái là tượng Phật Bà Quan Âm ngồi hướng mắt nhìn xuống…

Về xứ Định cùng tôi - Ảnh 2.

Đá Ba Chồng ở Định Quán

CTV

Nếu đã bước chân tới Đá Ba Chồng, đi qua phía sau, sẽ thấy cây xanh mọc bao quanh một vùng đá rộng mênh mông. Định Quán chúng tôi nổi tiếng với đặc sản "đá". Đi tới đâu cũng có ít mảnh đất đá đen lởm chởm.

Ngay dưới chân núi, đặc sản hủ tiếu Tài bày bán vào buổi chiều, tầm bốn rưỡi đến năm giờ, quán đông nghìn nghịt. Món ăn dân dã, gần gũi nhưng qua cách chế biến của chủ quán, nó ngọt lịm vị xương ninh, thơm thơm mùi hành, ngò… Buổi chiều sau một hành trình ngắm núi đá, ngồi thưởng thức một tô hủ tiếu dưới chân núi quả là tuyệt vời.

Mảnh đất Định Quán, Đồng Nai níu chân bao người ở lại bởi sự chân tình, thân thương của mỗi con người nơi đây. Người ta vẫn thường gọi đùa, dân ở đây là "dân góp", vì chủ yếu bà con về tụ họp, sinh sống trên mảnh đất này là người từ tứ xứ đến đây. Họ hòa thuận với nhau bởi những đùm bọc, san sẻ. Những khó khăn từ ngày đầu vào vùng đất sông nước xen lẫn núi rừng là những ngày nai lưng ra đi chặt cây mắt mèo, trèo đèo, lội suối, khai khẩn đất đai thành nơi sinh sống; là hằng ngày đối diện với thú rừng...

Đến nay, Đồng Nai vẫn là nơi bảo tồn được những động vật như voi, hươu…; Nam Cát Tiên thì mát rượi, là một trong những khu du lịch có hệ sinh thái đa dạng bậc nhất Việt Nam. Để duy trì được sự nguyên sơ, hoang dã vốn có, thu hút hàng ngàn lượt khách hằng năm thì không thể không kể đến những nỗ lực bảo tồn của chính quyền địa phương, những người dân và Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai…

Về xứ Định cùng tôi - Ảnh 3.

Sông La Ngà

CTV

Tính cách con người Đồng Nai cũng được hình thành từ những ngày đầu khai khẩn. Có lẽ phải rời quê hương, xa xứ để đi kinh tế mới, hay trước đó nữa là tham gia chiến đấu khi đất nước còn trong bom đạn, vì vậy, người Đồng Nai luôn chan hòa, dễ mến, đón nhận những điều mới mẻ. Đặt chân tới mảnh đất này, ngoài những khu công nghiệp sầm uất, mọi người còn được đi dọc quốc lộ 20, thưởng thức những món ăn đặc sản trứ danh như lẩu cá lăng, lẩu cá thác lác, gà nấu lá giang… Những món ăn luôn sẵn có trên vùng đất này. Chỉ cần xuống sông La Ngà thôi, chúng ta sẽ tha hồ được ngắm buổi chiều hoàng hôn đầy thơ mộng với những ngôi nhà nổi dập dềnh. Ở đó có một vài nhà hàng chuyên làm các món ăn từ đặc sản cá sông La Ngà. Những con cá thịt trắng tươi, ngọt lịm, thơm - dai vị đặc trưng của cá sông mà không phải ở đâu cũng có được.

Đi ngược về hướng Đà Lạt, vẫn trên quốc lộ 20, rẽ phải chừng 20 km, chúng ta sẽ được gặp thêm rừng phòng hộ Tân Phú. Ở đây mọi người sẽ được thư giãn trong suối nước nóng tự nhiên. Tắm suối xong, du khách có thể thưởng thức món gà nướng xứ Định, nhấp một ngụm nước gà nấu lá giang, chao ơi là sảng khoái. Những buổi cuối tuần như thế luôn cuốn hút du khách thập phương về với Đồng Nai.

Có khi nào bạn lỡ một đêm vì chuyến xe chưa về tới nhà, hãy ghé lại xứ Định xin một bữa cơm chiều. Những người dân ở đây sẵn sàng đón du khách phương xa, ra sau vườn, bắt con gà vào làm nồi lẩu gà lá giang; hay tạt qua cầu La Ngà, mua mấy con cá lăng về ướp sả nướng, đầu cá nấu canh chua với măng - những mụn măng non thơm nồng được những người dân đào trong vườn, tự chế biến, vừa phơi khô vừa muối chua, dùng ăn dần trong năm. Những người khách xa lạ hẳn sẽ rất ấm lòng bởi sự đón tiếp nồng hậu của bà con nơi đây. Người xứ Định luôn thường trực trên môi nụ cười: "Ôi, của nhà trồng được mà, không lấy tiền bạc gì đâu, các bạn ăn ngon, ăn no là chúng tôi vui rồi".

Ca dao có câu: "Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai/Ai về xin nhớ cho ai theo cùng". Bạn có về xứ Định - Đồng Nai, xin một lần ghé lại, để thấy lưu luyến, nhớ nhung, cảm mến vùng đất thân thuộc này…

Cuộc thi viết Hào khí miền Đôngdo Báo Thanh Niên phối hợp cùng Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 tổ chức là cơ hội để độc giả chia sẻ tình cảm sâu đậm của bản thân về đất và người các tỉnh thành Đông Nam bộ (bao gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Tây Ninh, TP.HCM), đồng thời đóng góp những cách làm hay, mô hình mới, tư duy sáng tạo, năng động của người miền Đông. Tác giả có thể gửi bài tham dự theo hình thức tản văn, tùy bút, ghi chép, phóng sự báo chí... để có cơ hội nhận các giải thưởng hấp dẫn với tổng trị giá đến 120 triệu đồng.

Bài dự thi vui lòng gửi về địa chỉ email haokhimiendongthanhnien.vnhoặc gửi qua đường bưu điện về địa chỉ Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Bài viết tham dự cuộc thi Hào khí miền Đông). Cuộc thi sẽ nhận bài dự thi đến hết 15.11.2023. Bài viết được chọn đăng trên nhật Báo Thanh Niênvà báo điện tử thanhnien.vn sẽ nhận được nhuận bút theo quy định của tòa soạn.

Thể lệ chi tiết vui lòng xem tại đây.

Về xứ Định cùng tôi - Ảnh 5.

 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap