Lich Thi Dau

Chạy thận nhân tạo là phương án điều trị thay thế thận phổ biến với bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn trĩ ngoại

【trĩ ngoại】Những thắc mắc thường gặp về chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo là phương án điều trị thay thế thận phổ biến với bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. BS.CKII Võ Thị Kim Thanh,ữngthắcmắcthườnggặpvềchạythậnnhântạtrĩ ngoại Phó trưởng khoa Thận học - Lọc máu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, giải đáp những thắc mắc thường gặp về phương pháp này.

Chạy thận nhân tạo là gì?

Chạy thận nhân tạo hay lọc máu là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể bằng máy. Phương pháp này điều trị bệnh suy thận giai đoạn cuối (suy thận mạn) hoặc suy thận cấp (thường do ngộ độc) diễn tiến nhanh hoặc dư nước, tăng kali máu, toan máu nhưng không đáp ứng với thuốc điều trị.

Nếu phải chạy thận nhân tạo do suy thận mạn, người bệnh có thể phụ thuộc vào phương pháp này để duy trì sự sống cho đến hết phần đời còn lại hoặc tới khi được ghép thận.

Phương pháp này mang đến lợi ích nào?

Chạy thận nhân tạo giúp cơ thể loại bỏ độc tố và các chất dư thừa trong máu, đồng thời kiểm soát huyết áp và duy trì sự cân bằng của chất lỏng và các khoáng chất như kali, natri... trong cơ thể. Lọc máu không chữa khỏi bệnh thận mà chỉ giúp thực hiện một phần chức năng của thận là lọc máu để duy trì sự sống cho người bệnh.

Quá trình chạy thận nên bắt đầu trước khi thận ngừng hoạt động tới mức gây những biến chứng đe dọa tính mạng.

Cần kéo dài bao lâu?

Người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối cần chạy thận nhân tạo ba lần một tuần. Thời gian mỗi lần lọc máu là 3-4 giờ. Đối với trường hợp thận mất chức năng hoàn toàn, ngưng hoạt động, lọc thận là vĩnh viễn.

Người bệnh chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Tâm Anh. Ảnh: Đinh Tiên

Người bệnh chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Tâm Anh. Ảnh: Đinh Tiên

Rủi ro nào có thể gặp trong quá trình lọc máu?

Quá trình chạy thận nhân tạo có thể xảy ra một số biến chứng nên người bệnh phải thực hiện tại cơ sở y tế có chuyên khoa nội thận - lọc máu. Một trong các biến chứng thường gặp là tắc nghẽn mạch máu do máu lưu thông kém hoặc cục máu đông, sẹo, khiến quá trình lọc máu bị gián đoạn. Lúc này, bác sĩ cần can thiệp tái thông mạch máu kịp thời để việc điều trị trở lại bình thường.

Các thay đổi đột ngột trong cân bằng nước và hóa chất của cơ thể khi chạy thận có thể dẫn tới hạ huyết áp, khiến người bệnh chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu, đau bụng và yếu cơ.

Người bệnh cũng có khả năng mất máu khi kim chệch ra khỏi chỗ tiếp cận mạch máu hay một ống bị tuột khỏi bộ lọc máu. Để ngăn ngừa mất máu, những máy lọc máu phải có báo động. Bác sĩ có mặt kịp thời để xử lý, khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Lưu ý gì khi chạy thận nhân tạo?

Bảo vệ đường mạch máu trên cánh tay rất quan trọng với người chạy thận. Ngoài kiểm tra đường vào của mạch máu mỗi ngày, người bệnh cần tự kiểm tra lưu lượng máu nhiều lần trong ngày, bằng cách cảm nhận sự rung động (tương tự việc sờ vào cạnh tủ lạnh). Người bệnh không cảm thấy điều này hoặc có sự thay đổi cần báo ngay với bác sĩ.

Tránh mặc quần áo bó sát, không đeo trang sức, không mang vác, xách nặng, không gối đầu hay gây áp lực cho bên cánh tay có đường mạch máu chạy thận.

Người bệnh không cho bất kỳ ai lấy máu bên cánh tay có đường mạch máu chạy thận của mình. Nếu bị chảy máu đột ngột sau khi lọc máu, nên dùng khăn sạch hoặc băng gạc ấn nhẹ vào vị trí kim tiêm. Nếu máu không ngừng chảy trong 30 phút cần gọi ngay cho bác sĩ. Khi phát hiện có cục máu đông trong mạch máu chạy thận, người bệnh cần tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Hoàng Liên Sơn

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap