Tác giả người Mỹ tin rằng những cuốn sách này được tạo ra nhờ AI,ấpphảiphảnđốivìbánsáchđượctạorabởetylen glicol và hiện có mặt cả trên trang web đánh giá dành cho cộng đồng đọc sách Goodreads thuộc sở hữu của Amazon.
Jane Friedman nói với The Guardian: “Nó giống như sự vi phạm bản quyền trắng trợn, bởi những tác phẩm ấy được viết một cách hời hợt dưới tên của tôi”. Đây có thể nói là những tác phẩm đã “bắt chước” các cuốn sách thật về ngành xuất bản mà cô đã viết trong thời gian qua.
Theo đó, How to Write and Publish an eBook Quickly and Make Money, A Step-by-Step Guide to Crafting Compelling eBooks(tạm dịch: Cách viết, xuất bản và kiếm tiền nhanh chóng từ sách điện tử, Hướng dẫn từng bước để tạo ra một bản sách điện tử hấp dẫn) vàBuilding a Thriving Author Platform and Maximizing Profitability(tạm dịch: Xây dựng nền tảng cho các tác giả thành công và tối đa hóa khả năng lợi nhuận) là 2 trong số những cuốn sách “giả” được nữ tác giả nhắc đến. Trong khi đó những cuốn sách thực sự của Friedman là The Business of Being a Writer(tạm dịch: Thương vụ nhà văn) và Publishing 101(tạm dịch: Một dẫn nhập về ngành xuất bản).
Friedman cho biết đây lần đầu tiên biết đến các tựa sách lừa đảo này là thông qua một độc giả đã gửi email cho cô sau khi nghi ngờ về độ chính xác của những cuốn sách. “Thật là khủng khiếp. Nó khiến tôi trông như đang cố lợi dụng mọi người bằng những cuốn sách thực sự dở tệ”, nữ tác giả nói.
Từng có kinh nghiệm sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo như Chat GPT, nên Friedman ngay lập tức nghĩ rằng những cuốn sách này do AI tạo ra sau khi đọc vài trang đầu tiên. “Tôi đã viết blog từ năm 2009, do đó có rất nhiều nội dung công khai của tôi có thể được dùng để đào tạo các mô hình AI”.
Friedman cho biết những cuốn sách “nếu không hoàn toàn do AI tạo ra, thì ít nhất phần lớn đều được tạo ra nhờ công nghệ này”. Cô đã lập tức tìm cách gỡ bỏ các tựa sách này và gửi biểu mẫu yêu cầu tới Amazon. Tuy nhiên, theo Friedman, vì cô chưa đăng ký nhãn hiệu cho tên của mình, nên Amazon đã phản hồi rằng họ sẽ không xóa sách.
Dẫu vậy, do sự phản ứng từ cộng đồng mạng mà những cuốn sách nói trên đã bị gỡ khỏi cả Amazon và Goodreads vào hôm 15.8. Friedman nói: “Trừ khi Amazon đưa ra chính sách để ngăn chặn bất kỳ ai đăng bán tác phẩm dưới tên giả, thì những điều này vẫn sẽ tiếp tục và nó sẽ không dừng lại với riêng trường hợp của tôi”.
Friedman nói: “Họ không có quy trình báo cáo loại hoạt động sai trái mà khi người nào đó đang muốn trục lợi từ tên tuổi của một ai đó”. Trên blog của mình, cô đã kêu gọi các trang web “tìm cách xác minh về quyền tác giả”.
Khi được hỏi về trường hợp của Friedman, một phát ngôn viên của Amazon nói với The Guardian: “Chúng tôi có các nguyên tắc để quản lý những cuốn sách được niêm yết và nhanh chóng điều tra khi có lo ngại. Chúng tôi hoan nghênh phản hồi của các tác giả và sẽ làm việc trực tiếp với họ để giải quyết mọi vấn đề được nêu ra. Chúng tôi đầu tư rất nhiều để cung cấp trải nghiệm mua sắm đáng tin cậy và bảo vệ khách hàng cũng như tác giả khỏi việc lạm dụng dịch vụ”.
Ngoài những tranh cãi về vấn đề trên, mới đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy Ủy ban Thương mại Liên bang cũng đang chuẩn bị đệ đơn kiện Amazon vì vi phạm luật chống độc quyền, khi một nhóm các nhà bán sách, tác giả và nhà hoạt động chống độc quyền đang thúc giục chính phủ điều tra việc công ty này thống trị thị trường bán lẻ sách.
Tuyên bố trên kêu gọi chính phủ kiềm chế “sự độc quyền của Amazon trong vai trò là phía bán sách cho công chúng”. Sau thương vụ mua lại nhà xuất bản Simon & Schuster không thành của Penguin Random House, Amazon có thể sẽ là cái tên tiếp theo rơi vào cuộc chiến pháp lý về chống độc quyền của chính phủ đương kim Tổng thống Joe Biden.